Đối với nhiều lập trình viên PHP, Lập Trình Hướng Đối tượng có vẻ là 1 khái niệm gì đó rất kinh khủng và khó hiểu, với rất nhiều cú pháp phức tạp và trở ngại khác nhau. Qua bài hướng dẫn này, các bạn sẽ được tìm hiểu một số khác niệm về lập trình hướng đối tượng (OOP) trong PHP, một phong cách mã lệnh có các action liên quan lẫn nhau được nhóm thành các class, giúp tăng khả năng rút gọn mã mà vẫn giữ được tính hiệu quả cho chúng.
“Lập trình hướng đối tượng là 1 phương pháp viết mã cho phép các lập trình viên nhóm các action tượng tự nhau vào các class”. Điều này giúp mã lệnh giữ vững được nguyên lý DRY “don’t repeat yourself” (không lặp lại chính nó) và dễ dàng để bảo trì.
Một lợi ích to lớn của nguyên lý lập trình DRY là: nếu một phần thông tin nào đó được thay đổi trong chương trình của bạn, thì thông thường chỉ cần có duy nhất 1 thay đổi để cập nhật lại mã lệnh. Một trong những ác mộng lớn nhất đối với các lập trình viên là bảo trì mã lệnh, nơi dữ liệu được khai báo đi khai báo lại nhiều lần, họ phải tìm kiếm, làm việc trên các dữ liệu và chức năng trùng lặp.
Có thể hiểu cách lập trình OOP là bạn phải xây dựng được một loại khuôn mẫu cho sản phẩm của bạn. Sau đó việc cần làm của bạn là đổ nguyên liệu vào khuôn và đúc thành sản phẩm. OOP chính là cái khuôn đó.
Thật ra Lập Trình Hướng Đối Tượng trở nên đáng sợ đối với rất nhiều lập trình viên bởi nó mang đến các cú pháp khá mới mẻ và cầu kỳ , do vậy nó nhanh chóng trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với lập trình hướng thủ tục. Tuy nhiên, nếu các bạn nhìn nhận vấn đề 1 cách kỹ lưỡng hơn, Lập Trình Hướng Đối Tượng thực ra lại là 1 phương pháp rất đơn giản, giúp cho việc lập trình đơn giản hóa đi rất nhiều.
Tài liệu được tham khảo từ một số nguồn sau: