Skip to content
/ t-orm Public

An orm library based on JDBC + Annotation + Java Reflection

Notifications You must be signed in to change notification settings

taivtse/t-orm

Folders and files

NameName
Last commit message
Last commit date

Latest commit

 

History

33 Commits
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Repository files navigation

Torm là một thư viện ORM hỗ trợ thao tác dữ liệu thông qua đối tượng.

Được xây dựng dựa trên Hibernate 4.x - Hoạt động tốt với MySQL.

Thư viện được phát triển thêm từ project quản lý bất động sản.

Các chức năng:

  • Hỗ trợ câu lệnh Criteria dùng để build câu truy vấn trên đối tượng.
  • Hỗ trợ SQLQuery đối với những câu truy vấn phức tạp.
  • Có thể đặt tên cho các tham số trong câu truy vấn.
  • Thao tác thêm, sửa, xoá 1 đối tượng.
  • Tự động tải lại dữ liệu của đối tượng sau khi save hoặc update để lấy dữ liệu của các trường do trigger sinh ra.

Một số hạn chế ở version 1.0.1:

  • Criteria chỉ truy vấn được trên 1 đối tượng.
  • Chưa có mệnh đề Having trong Criteria.
  • Chưa biễu diễn được các quan hệ (1-1, 1-n, n-n) trên các thực thể.

Một số lưu ý:

  • Chạy trên Java 8
  • Hoạt động tốt với MySql

Các bước cấu hình:

  1. Tạo file torm.properties trong thư mục resources của project.
  2. Thêm các thuộc tính để kết nối với database, ví dụ:
db.driver=com.mysql.cj.jdbc.Driver
db.url=jdbc:mysql://localhost:3306/torm?autoReconnect=true&useSSL=false
db.username=root
db.password=123456789
  1. Mapping các đối tượng với các bảng.
  2. Hoàn tất.

Demo code:

1. Tạo database đơn giản với cấu trúc như sau:

CREATE DATABASE torm;

CREATE TABLE `role` (
  `id` varchar(255) NOT NULL,
  `name` varchar(255) DEFAULT NULL,
  PRIMARY KEY (`id`)
);

CREATE TABLE `user` (
  `id` int(11) NOT NULL AUTO_INCREMENT,
  `username` varchar(255) DEFAULT NULL,
  `full_name` varchar(255) DEFAULT NULL,
  `password` varchar(255) DEFAULT NULL,
  `role_id` varchar(255) NOT NULL,
  PRIMARY KEY (`id`),
  KEY `FK_USER_ROLE` (`role_id`),
  CONSTRAINT `FK_USER_ROLE` FOREIGN KEY (`role_id`) REFERENCES `role` (`id`)
);

2. Thêm dữ liệu vào các bảng:

INSERT INTO `role` VALUES ('ADMIN', 'Admin');
INSERT INTO `role` VALUES ('USER', 'User');

INSERT INTO `user` VALUES (1, 'thanhtai', 'Vo Thanh Tai', '12345', 'ADMIN');
INSERT INTO `user` VALUES (2, 'thanhcong', NULL, NULL, 'USER');
INSERT INTO `user` VALUES (3, 'anhtuan', 'Bui Anh Tuan', '1234', 'USER');

3. Tạo file torm.properties

db.driver=com.mysql.cj.jdbc.Driver
db.url=jdbc:mysql://localhost:3306/torm?autoReconnect=true&useSSL=false
db.username=root
db.password=123456789

Lưu ý:

  • Thay đổi tên database, tài khoản và mật khẩu tương ứng.
  • Sử dụng driver: com.mysql.jdbc.Driver với MySql < 8.x

4. Mapping các đối tượng với các bảng:

RoleEntity
@Entity(tableName = "role")
@IdField(name = "id")
public class RoleEntity {
    @Id(autoIncrement = false)
    @Column(name = "id")
    private String id;

    @Column(name = "name")
    private String name;

    // getter and setter
}
UserEntity
@Entity(tableName = "user")
@IdField(name = "id")
public class UserEntity {
    @Id(autoIncrement = true)
    @Column(name = "id")
    private Integer id;

    @Column(name = "username")
    private String username;

    @Column(name = "full_name")
    private String fullName;

    @Column(name = "password")
    private String password;

    @Column(name = "role_id")
    private String roleId;

    // getter and setter
}
Cách map:
  • Dùng @Entity với thuộc tính tableName để chỉ định tên bảng trong database.
  • Đặt @Column với thuộc tính name để chỉ định tên cột trong database.
  • Đối khoá chính: đặt @Id với thuộc tính autoIncrement để chỉ định đó là khoá chính và có tự tăng hay không.
  • Đặt @IdField lên trên class và name phải trùng với tên của thuộc tính khoá chính trong đối tượng;
  • Tạo getter và setter tương ứng

Example code:

Cấu trúc chung khi thực hiện truy vấn:

Session session = this.getSession();

try {
  // do something
} catch (Exception e) {
    e.printStackTrace();
} finally {
    session.close();
}

Cách sử dụng Criteria Query

1. Lấy danh sách các User
List<UserEntity> userEntityList = new ArrayList<>();
Session session = this.getSession();

try {
  userEntityList = session.createCriteria(UserEntity.class).list();
} catch (Exception e) {
    e.printStackTrace();
} finally {
    session.close();
}
2. Lấy 1 User bởi Id
UserEntity userEntity = null;
Session session = this.getSession();

try {
  userEntity = (UserEntity) session.get(UserEntity.class, id);
} catch (Exception e) {
    e.printStackTrace();
} finally {
    session.close();
}
3. Đếm số lượng User có trong database
Session session = this.getSession();
Criteria cr = session.createCriteria(UserEntity.class);
Long rowCount = 0L;

try {
  cr.addSelection(Projections.rowCount());
  rowCount = (Long) cr.uniqueResult();
} catch (Exception e) {
    e.printStackTrace();
} finally {
    session.close();
}
4. Lấy danh sách User theo điều kiện

Ví dụ câu sql như sau:

SELECT * FROM user WHERE (username like 'thanh%' OR id BETWEEN 2 AND 3) AND full_name IS NOT NULL

Java code tương ứng:

List<UserEntity> userEntityList = new ArrayList<>();
Session session = this.getSession();
Criteria cr = session.createCriteria(UserEntity.class);

List<Criterion> criterionList = new ArrayList<>();

GroupExpression groupExpression = Logical.andGroup();
groupExpression.add(Logical.and("username").like("thanh", MatchMode.START));
groupExpression.add(Logical.or("id").between(2, 3));
criterionList.add(groupExpression);
criterionList.add(Logical.and("fullName").isNotNull());

// thêm danh sách điều kiện vào câu query
for (Criterion criterion : criterionList) {
  criteria.addCriterion(criterion);
}

try {
  userEntityList = criteria.list();
} catch (Exception e) {
    e.printStackTrace();
} finally {
    session.close();
}
5. Lấy 1 User theo điều kiện

Ví dụ câu sql như sau:

SELECT * FROM user WHERE username = 'anhtuan' AND password = '1234'

Java code tương ứng:

UserEntity userEntity = null;
Session session = this.getSession();
Criteria cr = session.createCriteria(UserEntity.class);
criteria.addCriterion(Logical.and("username").eq("anhtuan"));
criteria.addCriterion(Logical.and("password").eq("1234"));

try {
  userEntity = (UserEntity) criteria.uniqueResult();
} catch (Exception e) {
    e.printStackTrace();
} finally {
    session.close();
}
Tham khảo thêm các điều kiện trong Class Restrictions
6. Chỉ lấy 1 số thuộc tính cần thiết:
  • Đối với Aggregate Function: Ví dụ câu sql như sau:
SELECT min(id), max(id) FROM user

Thì ta cần thêm như sau trước khi thực hiện criteria.list():

criteria.addSelection(Projections.min("id"));
criteria.addSelection(Projections.max("id"));

Chú ý: Khi cần lấy những thuộc tính là Aggregate Function thì kết quả trả về có dạng List<Object[]>

  • Đối với các thuộc tính của đối tượng Ví dụ câu sql:
SELECT full_name, role_id FROM user

Java code tương ứng:

criteria.addSelection("fullName");
criteria.addSelection("roleId");

Chú ý: Kết quả trả về là danh sách các đối tượng, những thuộc tính không lấy sẽ là null.

7. Sử dụng Group by và Alias

Đối với câu sql như sau:

SELECT max(id) AS user_id FROM user GROUP BY role_id

Java code tương ứng:

criteria.addSelection(Projections.max("id").as("user_id"));
criteria.addGroupBy("roleId");
8. Sử dụng Order By và Limit, Offset

Ví dụ câu sql:

SELECT * FROM user ORDER BY id DESC LIMIT 2 OFFSET 0

Java code tương ứng:

criteria.addOrder(Order.desc("id"));
criteria.setMaxResults(2);
criteria.setFirstResult(0);

Cách sử dụng SQL Query

1. Ví dụ 1 câu sql đơn giản như sau:
SELECT * FROM user WHERE username = 'anhtuan' AND password = '1234'

Java code tương ứng:

Session session = SessionFactory.openSession();
try {
  SQLQuery sqlQuery = session.createSQLQuery("SELECT * FROM user WHERE username = {username} AND password = {password}");
  sqlQuery.setEntity(UserEntity.class);
  sqlQuery.setParam("username", "anhtuan");
  sqlQuery.setParam("password", "1234");
  List<UserEntity> list = sqlQuery.list();
} catch (SQLException e) {
  e.printStackTrace();
} finally {
  session.close();
}

Chú ý: Do dữ liệu lấy về là những thuộc tính của User nên ta thêm sqlQuery.setEntity(UserEntity.class); để kết quả trả về là 1 danh sách các User

2. Ví dụ câu sql kết bảng như sau:
SELECT u.full_name, r.name FROM user u JOIN role r ON u.role_id = r.id WHERE u.id BETWEEN 1 AND 2

Java code tương ứng:

Session session = SessionFactory.openSession();
try {
  SQLQuery sqlQuery = session.createSQLQuery("SELECT u.full_name, r.name FROM user u JOIN role r ON u.role_id = r.id WHERE u.id BETWEEN {lowId} AND {highId}");
  sqlQuery.setParam("lowId", 1);
  sqlQuery.setParam("highId", 2);
  List<Objec[]> list = sqlQuery.list();
} catch (SQLException e) {
  e.printStackTrace();
} finally {
  session.close();
}

Chú ý: đối với trường hợp này, do lấy dữ liệu từ 2 bảng nên không thể trả về 1 danh sách User, thay vào đó sẽ trả về danh sách các mảng đối tượng.

Thêm, sửa, xoá đối tượng

Cấu trúc chung:

Session session = this.getSession();
Transaction transaction = session.beginTransaction();

try {
  // do something
  transaction.commit();
} catch (SQLException e) {
  transaction.rollback();
  e.printStackTrace();
} finally {
  session.close();
}
1. Thêm mới 1 User
UserEntity userEntity = new UserEntity();
userEntity.setUsername("haimy");
userEntity.setFullName("Tran Hai My");
userEntity.setRoleId("USER");

Session session = this.getSession();
Transaction transaction = session.beginTransaction();

try {
  session.save(userEntity);
  transaction.commit();
} catch (SQLException e) {
  transaction.rollback();
  e.printStackTrace();
} finally {
  session.close();
}
2. Cập nhật thông tin 1 User
UserEntity userEntity = new UserEntity();
userEntity.setId(4);
userEntity.setUsername("haimy");
userEntity.setFullName("Tran Hai Cau");
userEntity.setPassword("1->9");
userEntity.setRoleId("ADMIN");

Session session = this.getSession();
Transaction transaction = session.beginTransaction();

try {
  session.update(userEntity);
  transaction.commit();
} catch (SQLException e) {
  transaction.rollback();
  e.printStackTrace();
} finally {
  session.close();
}
3. Xoá 1 User bởi Id
UserEntity userEntity = new UserEntity();
userEntity.setId(4);

Session session = this.getSession();
Transaction transaction = session.beginTransaction();

try {
  session.delete(userEntity);
  transaction.commit();
} catch (SQLException e) {
  transaction.rollback();
  e.printStackTrace();
} finally {
  session.close();
}

About

An orm library based on JDBC + Annotation + Java Reflection

Resources

Stars

Watchers

Forks

Packages

No packages published